Tiêu đề của website

Bóng chuyền Việt Nam trong mắt của nhà báo Nguyễn Lưu (báo Đầu tư): Xem mà bức xúc lắm!

Phải nhiệt tình và “máu” lắm, tôi mới lặn lội đến NTĐ của Viện Đại học Palembang để trực tiếp quan sát 2 đội nam nữ thi đấu ở SEA Games 26. Tiếc rằng những điều đã nhìn và nghe thấy lại là sự chán chường, bất mãn và không thể im lặng. Tôi đã thấy gì ở đó, và từ đây, chúng tôi đã suy nghĩ như thế nào để góp phần đưa BCVN đi đúng hướng?


Phải nhiệt tình và “máu” lắm, tôi mới lặn lội đến NTĐ của Viện Đại học Palembang để trực tiếp quan sát 2 đội nam nữ thi đấu ở SEA Games 26. Tiếc rằng những điều đã nhìn và nghe thấy lại là sự chán chường, bất mãn và không thể im lặng. Tôi đã thấy gì ở đó, và từ đây, chúng tôi đã suy nghĩ như thế nào để góp phần đưa BCVN đi đúng hướng?

 

Đội nữ: Thua thảm và quá ư giáo điều!

Ông thầy người Trung Quốc chẳng có vở nào cho ra hồn sau thời gian “cầm” đội nữ,  mà việc thay tướng giữa đường cũng chỉ có được mấy chục phần trăm sự yên tâm, bởi ít nhiều thì HLV trẻ Nguyễn Tuấn Kiệt cũng nắm bắt được tình hình. Tuy nhiên cái mà đội nữ VN đã trình bày ở Indonesia, với tâm thế của một tập thể chỉ dám và chỉ biết “mai phục” ở bục số 2 lại hết sức yếm thế và mang nét giáo điều.

Trên tầm vĩ mô, những bài học mà Thái Lan để lại cho chúng ta quá nhiều, trong đó,  ngoài tính chuyên nghiệp ra thì việc Thái Lan từng lấy giải lớn bé ngay trước các đại gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… có công lớn của “kiến trúc sư” Kiattipong. Ông này nhận thức rất rõ về tầm vóc của học trò, vì thế lấy việc tăng cường chủ công, giảm phụ công là hoàn toàn có lý và các cầu thủ như Onuma, Wilavan và cả Malika trở nên vô cùng lợi hại khi nhảy đánh từ sau vạch 3m.

Vì thế, họ đánh qua tay nhiều dàn chắn cao kều, trong khi ở ĐTVN, từng có lần BHL huy động quá đông các phụ công lên tập huấn, từ Ngọc Hoa, Kim Huệ cho đến Trà Giang, Thu Hòa, Thu Trang… Trong khi đấy là sự thui chột của các chủ công. Bùi Thị Huệ đã nghỉ, đến chấn thương của Phạm Thị Yến, rồi tầm vóc và lối đánh đơn điệu của Đỗ Thị Minh, gần đây có thêm một Cẩm Tú còn ít kinh nghiệm. Lực lượng đã vậy, cách bố trí khi lâm trận lại giáo điều đến khó tin.

Khi chúng tôi hỏi vì sao cứ sử dụng chuyền 2 Hà Thị Hoa chậm chạp, được nghe rằng Hoa phù hợp với Ngọc Hoa. Tuy nhiên có 2 điều đáng nói, một là Ngọc Hoa giờ đã không còn ở đỉnh cao. Hai, nguy hại là chuyền 2 này ở sân đấu cứ chăm chăm chuyền cho Ngọc Hoa để đánh nhanh ở số 2, số 3 ngay trước 2 tay chắn của đội Indonesia trẻ trung chực chờ. Trong khi ấy, bên số 4 có một mình Cẩm Tú rảnh tay và chăm sóc cô chỉ là tay chuyền 2 thấp hơn Tú chừng mươi cm!

Cả 6 lần, tôi và anh Bá Nghị hô to đến khản cả cổ, song bóng vẫn đưa cho Ngọc Hoa để bị chắn! Mãi sau đó, khi Hà Thị Hoa tỉnh ra và đưa bóng qua số 4 thì đưa trái nào Cẩm Tú dứt điểm an toàn trái đó.

Tan trận thắng ngược Indonesia, chúng tôi bức xúc với HLV Tuấn Kiệt thì anh thú thực đã gọi mãi song không ai nghe. Xin lỗi, HLV chỉ đạo mà không họ nghe thì cần phải xem lại tất cả mất rồi.

Đội nam: Lạc hậu về mọi mặt

Lướt qua những khuôn mặt ra sân, cũng như đội nữ, đội nam lần này thuộc loại già nhất SEA Games 26. Già về tuổi đời, Huỳnh Văn Tuấn đã 32, Nguyễn Hữu Hà là 31 và 3 cầu thủ quan trọng còn lại đều 26-27 tuổi. Trong khi đó, Indonesia dù trẻ hóa nhưng vẫn lộ cái “gót Asin” là tái sử dụng Rudi (8) đã nghỉ một kì SEA Games và đa số các đường bóng đều hướng về chủ công Ayip (7) nên dẫn đến thảm bại khi gặp những người Thái có nhiều nét mới. Tuyển Thái thay chuyền 2 Rattapon và có mũi đánh cao 2m bên cạnh Wanchai, thêm 3 tay trẻ khác bật cao và chắn chậm, họ thắng xứng đáng và đã vô địch.

Trẻ hóa đến mức tuyệt vời nhất là Myanmar. Tôi ghi rất rõ rằng 5/6 cầu thủ chính của bạn sinh năm 1991 trở lên trong đó 2 mũi đánh số 9 và 11 sinh năm 1993, tức là có thể kêu Tuấn và Hà là chú, cả hai bật với 3m30 và thi đấu hiệu quả lắm. Vòng quanh đội bạn để trở lại đội nhà, tôi thấy gì?

Thấy Khánh ngồi ngoài, hỏi thì biết là cho Huy vào đỡ bước một! Chết thật, thấy các miếng đánh của đội cũ đến khó tin và cũ hơn. Đau hơn là hiệu quả của các cú đánh ấy thật ít ỏi, mặc dù thực lực thì nếu cân đong đo đếm với 3 đội xếp trên, Việt Nam không kém quá xa.

Thấy Kiều bất lực, như cánh én vô vọng và luôn phải quá tải về thể lực. Thật là, sau 2 kỳ SEA Games mà đội nam chỉ trình làng 1 gương mặt trẻ Phạm Thái Hưng bên cạnh các mũi đánh lão tướng đã mệt mỏi. Họ đánh quá đơn điệu, song bên ngoài, có ai chỉ đạo trực tiếp và những hội ý đủ sức chuyển đổi một điều gì!

Ngắm kĩ các đội, tôi thấy từ Indonesia, Thái Lan, Myanmar (nam) hay Thái Lan, Indonesia (nữ), ông HLV trưởng chỉ ngồi “vuốt râu” lúc khởi động, còn vào trận có đến 2 thư ký rất chuyên nghiệp. Trong khi đội ta chỉ có ông thầy ưa ra sân gõ khởi động cho giãn gân cốt, đến khi vào trận lại chẳng có một mảnh giấy nào!

Ở Palembang, tôi và nhiều bạn rất bức xúc khi một lần nữa chúng ta lại thua thảm “các cháu” Myanmar đến 0-3 (14/25, 18/25, 17/25), tiếp tục chuỗi thua họ từ Lào đến Quảng Châu và bây giờ là Indonesia, đến nỗi chúng tôi thấy xấu hổ khi nghe bạn bè thắc mắc về đội tuyển Việt Nam!

NGUYỄN LƯU


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin
Đỗ Thị Minh

Đỗ Thị Minh

Ngày sinh: 03/08/1988
Quê quán: Hà Nam
CLB: Thông tin Liên Việt Postbank
Vị trí: Chủ công
Số áo: 8
Tiêu điểm
Xem nhiều